Phân loại chủ đề các bài luận trúng tuyển Harvard và lưu ý (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở phần hai mình sẽ phân loại hai chủ đề phổ biến của các bài luận trúng tuyển và các lưu ý trước khi viết. Ví dụ cho từng chủ đề cũng như các nhận xét chi tiết cũng sẽ được đính kèm, đồng thời mình cũng sẽ nêu lên quan điểm cá nhân của mình.
1. Inspiration
Đây một chủ đề khá phổ biến, nhưng các bạn cần lưu ý để cho Inspiration của mình thiếu sức nặng. Mô típ quen thuộc của cách viết này là tác giả gặp một hoàn cảnh hoặc nhân vật đặc biệt; từ đó, tác giả nhận ra bài học nào đó và hứa hẹn sẽ thực hiện điều đó trong tương lai. Viết theo cách này rất dễ dẫn đến những bài luận gượng ép, không thực sự ý nghĩa, tệ nhất là cliche. Và khi trình bày một điều nhạt nhòa, bài luận của bạn cũng dễ dàng bị chìm nghỉm giữa hàng nghìn bài khác.
Điều khó khăn nhất khi viết về chủ đề này có lẽ là việc cá nhân hóa và làm cho inspiration trở nên đặc biệt. Không dễ dàng cho một học sinh cấp ba, chưa có nhiều trải nghiệm sống phong phú và ít thăng trầm, để nhìn nhận một vấn đề từ góc độ độc đáo và rút ra những bài học sâu sắc. Thậm chí, một bài luận 650 chữ có thể là không đủ để tác giả có thể trọn vẹn vừa kể chuyện, vừa reflect, và nêu ra được bài học, gây bất ngờ và ấn tượng với được những “người lớn” như mình và ban tuyển sinh.
Để giải quyết vấn đề này, theo mình, điều đầu tiên các bạn cần làm là tự hỏi liệu câu chuyện bạn chọn có đủ đặc biệt để tạo nên nguồn cảm hứng hay không. Nếu chưa, bạn có hai lựa chọn: một là chuyển sang chủ đề khác, hai là tiếp tục đào sâu hơn. Khi mình giúp các bạn, vấn đề mình thấy nhiều nhất thường là mức độ các bạn hiểu về vấn đề là chưa đủ sâu, nên là hãy viết hết ra các suy nghĩ của mình ra và cùng trao đổi với một người trưởng thành đề giúp bạn khai thác nhiều góc nhìn độc đáo nhé.
Ví dụ luận mẫu và nhận xét của Harvard Crimson Staff:
Bài luận này không hiệu quả nhờ nội dung mà là nhờ hình thức tác giả ví von hài hước việc chọn ăn McDonald hay McChicken với việc lựa chọn giữa hai lĩnh vực theo đuổi: Luật hay Y khoa. Tác giả không chỉ dừng lại ở đó mà còn giải thích chi tiết và cá nhân hóa nguyên nhân chính sự lựa chọn của mình, giúp ta thấy được nguồn gốc của mục tiêu và động lực to lớn của bạn ấy để đạt được mục tiêu đó.
2. Experiences
Khi bạn không biết viết gì thì viết về trải nghiệm cá nhân là an toàn nhất và khó có thể sai. Cuộc sống mỗi người, ai hầu như cũng có những kỷ niệm, dù lớn dù nhỏ. Tuy nhiên, một sai lầm phổ biến nhất mà nhiều bạn và chính bản thân mình cũng đã từng mắc phải đó chính là phải cố gắng rút ra được bài học sau cùng. Khi viết luận, các bạn có hay thường viết những câu như là “Through this experience, I learned…”, hoặc là “This experience taught me….” không?
Làm như vậy không có gì sai, nhưng mà nếu bạn muốn bài luận của mình đạt đến tầm tác phẩm văn học, làm vậy là không nên. Tại sao? Những bài luận xuất sắc nhất mà mình từng đọc, thường qua cách kể chuyện, độc thoại nội tâm, reflection, bài học đã được lồng ghép hết ở trong đó rồi. Thú vị hơn nữa là, mỗi người đọc cũng sẽ có những cách giải thích khác nhau về những điều mà người viết muốn truyền tải. Với mình, đó mới là một bài luận thành công.
Mình cũng đã từng mắc lỗi sai như trên. Phải mất một khoảng thời gian viết liên tục và nghiên cứu thì mình mới dần nhận ra. Có một vài bạn học sinh của mình, dù cho mình có giải thích thế nào nhưng cũng vẫn muốn phải có dòng “I learn...”, nên có thể cái đó là tuỳ gu của mỗi người. Nhưng quan điểm của mình sẽ luôn là “Always let the story speak for itself”. Nếu như mà bạn cần phải nói rõ bài học của mình là gì, chứng tỏ là những chi tiết kể chuyện hay reflection ở trên chưa đủ tốt rồi.
Ví dụ luận mẫu và nhận xét của Harvard Crimson Staff:
Bài luận này đối với mình đúng nghĩa là một tác phẩm. Tuy cả bài ngắn nhưng cách viết prose cộng với sự tối giản của từ vựng nó lại đối nghịch hoàn toàn với nội dung của bài. Thực sự, viết được những dòng suy nghĩ thế này là rất khó. Và nhìn vào cuối bài, cách lặp từ có chủ đích và một câu kết cuối cùng thay thế cho “bài học” chính là yếu tố đặc biệt và đem cảm giác trọn vẹn để đóng lại mọi thứ. Đây chính là cách kết bài yêu thích của mình.